Các trường hợp không được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động ?

Pháp luật lao động quy định về việc không được (cấm) chấm dứt, thanh lý hợp đồng lao động trong những trường hợp cụ thể nào ? và thủ tục, quy trình và các vấn đề pháp lý liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được Luật Minh Khuê tư vấn và giải đáp cụ thể:

1. Các trường hợp không được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Theo quy định của Luật lao động mới nhất thì người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp nào?Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Bộ luật lao động thì người sử dụng lao động sẽ không được phép chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp sau:

Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trân trọng./.

2. Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động kết hôn ?

Anh/chị tư vấn giúp em tình huống này với ạ: Vừa tốt nghiệp một trường CĐSP của tỉnh, Lan được một trường THCS A trên địa bàn huyện tuyển dụng vào dạy hợp đồng theo đúng chuyên ngành đào tạo. Vui mừng vì được đi làm ngay, Lan đã không ngần ngại kí vào bản “Hợp đồng lao động” do trường soạn thảo, trong đó có điều khoản: 3.2 ” Trong hai năm đầu không được sinh con”.Sau 3 tháng vào dạy hợp đồng, Lan lấy chồng và không lâu sau mang thai. Biết chuyện, hiệu trưởng trường THCS A đã đưa bản hợp đồng lao động đã kí kết ra và tuyên bố chấm dứt hợp đồng lao động với Lan vì cô đã vi phạm hợp đồng. Vậy quyết định của hiệu trưởng như vậy có đúng không ạ?Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

1. Việc nhà trường chấm dứt hợp đồng lao động với Lan trong trường hợp trên là sai. Bởi vì:

Tại mục 3 Điều 155 Bộ luật lao động 2019 quy định:

Điều 137. Bảo vệ thai sản

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Điều khoản ghi trong hợp đồng lao động giữa chị Lan và nhà trường: “Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày bắt đầu làm việc, người lao động không được lấy chồng và sinh con” là sai và không có giá trị thực hiện, vì nội dung này không thuộc phạm vi quan hệ lao động. Mặt khác, điều khoản này đã hạn chế quyền kết hôn, quyền sinh con của người phụ nữ.

Tại mục 3 Điều 50 “Hợp đồng lao động vô hiệu” trong Bộ Luật Lao động quy định: “Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu”.

Tại mục 1 Điều 51 “Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu” trong Bộ Luật Lao động quy định: “Thanh tra lao động, Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu”.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 0963.09.09.68 Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hoàng Gia. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.