Những trường hợp được quyền thay đổi họ
Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật dân sự năm 2015 các trường hợp được quyền thay đổi họ như sau:
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định”.
Như vậy, nếu không nằm trong những trường hợp tại Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 thì sẽ không được quyền thay đổi. Ngoài ra, khi thay đổi họ cho con cũng cần xét trên khía cạnh độ tuổi của con; vì suy cho cùng con cái cũng có quyền quyết định với tên, họ của mình. Pháp luật có quy định cụ thể như sau:
– Trường hợp con trên 18 tuổi, sẽ được quyền tự quyết định về thay đổi họ tên của mình;
– Trường hợp người đã đủ từ 09 tuổi trở lên còn cần phải có sự đồng ý của con cái.
Đổi họ cho con sau khi ly hôn có cần sự đồng ý của cả cha và mẹ?
Căn cứ Khoản 1, Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau: “Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó”.
Theo quy định này thì việc thay đổi họ, tên, tên đệm cho con dưới 18 tuổi sau khi ly hôn phải có sự đồng ý của cả cha và mẹ. Trường hợp con từ 9 tuổi trở lên còn phải có sự đồng ý của con.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Nguyên tắc là cơ quan nào đăng ký khai sinh trước đây thì thực hiện việc thay đổi họ cho trẻ. Tuy nhiên, cha đẻ và mẹ đẻ của trẻ cũng có thể thực hiện thủ tục này tại cơ quan có thẩm quyền nơi mình đang cư trú; sinh sống, mà cơ quan này không phải cơ quan đăng ký khai sinh trước đây.
Theo quy định của Luật hộ tịch 2014:
– UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ trước đây hoặc nơi cư trú của trẻ. Đây là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ cho trẻ chưa đủ 14 tuổi;
– UBND cấp huyện nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ trước đây hoặc nơi cư trú của trẻ. Đây là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi thay đổi họ cho trẻ từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước;
– Cơ quan đại diện ngoại giao đã đăng ký khai sinh cho trẻ trước đây thực hiện đăng ký việc thay đổi họ cho trẻ.
Hồ sơ thay đổi họ cho con
Khi làm thủ tục đổi họ cho con cần có những giấy tờ sau:
– Giấy khai sinh bản chính của người cần thay đổi thông tin họ, tên;
– Tờ khai theo mẫu quy định của pháp luật;
– Người đi làm cần mang theo đầy đủ giấy tờ. Gồm có chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu. Giấy tờ này để chứng minh mối quan hệ và tư cách pháp lý để làm việc;
– Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên, chữ đệm. Chẳng hạn như các giấy tờ chứng minh lý do muốn thay đổi; văn bản thỏa thuận đồng ý cho đổi tên; CMND, Hộ khẩu….
Nếu bạn đang có những vướng mắc liên quan đến các vấn đề thay đổi họ tên cần được giải đáp cụ thể hãy liên hệ Văn phòng luật sư ở Bến Tre – Văn phòng Luật sư Hoàng Gia để được giải đáp ngay.
Văn phòng Luật sư Hoàng gia với đội ngũ Luật sư giỏi ở Bến Tre, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lần cận sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của Quý khách hàng.
RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH HÀNG!
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
- VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HOÀNG GIA
- Hotline: 0948104924 – 0963090968
- Facebook: Luật sư Bến Tre – Văn phòng Luật sư Hoàng Gia