TRỘM CẮP BAO NHIÊU THÌ PHẢI ĐI TÙ?

1. Trộm cắp tài sản là gì?

Trộm cắp tài sản  hành vi lén lút lấy tài sản của người khác với mục đích chiếm đoạt. Đặc điểm nổi bật của tội trộm cắp tài sản so với các tội xâm phạm quyền sở hữu khác là người phạm tội có hành vi lén lút, bí mật di chuyển bất hợp pháp tài sản của người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản này. “Lén lút” được xem là đặc điểm mang tính riêng biệt của tội trộm cắp tài sản.

2. Cấu thành tội trộm cắp tài sản

Tài sản thuộc đối tượng của tội trộm cắp tài sản phải là vật có thực, có giá trị và đang ở trong sự chiếm hữu, quản lý của người khác. Tài sản này thông thường là những vật có thể dễ dàng di chuyển, lén lút lấy cắp như tiền, vàng, giấy tờ có giá,… Và hiển nhiên những loại tài sản như bất động sản không thể di dời như công trình kiên cố, đất đai thì không thể là đối tượng của tội phạm này.

Người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định bị truy cứu trách nhiệm khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm mọi tội phạm. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội trộm cắp tài sản chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 173 tội trộm cắp tài sản.

Tội trộm cắp tài sản là tội có cấu thành tội phạm vật chất nên dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Do đó, khi định tội cần phải chứng minh hậu quả gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là kết quả của hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác.

3. Khung hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản

Căn cứ quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015; khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi một số điều của Bộ luật hình sự 2017: thì tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên, nếu dưới 2 triệu thì phải kèm theo 1 trong 4 dấu hiệu là: đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi trộm cắp tài sản; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh; tài sản là vật kiếm sống chính của chủ sở hữu; tài sản là di vật cổ vật.

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật…”

=> Như vậy, hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên, nếu dưới 2 triệu thì phải kèm theo 1 trong 4 dấu hiệu là: đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi trộm cắp tài sản; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh; tài sản là vật kiếm sống chính của chủ sở hữu; tài sản là di vật cổ vật thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản và có thể phải đi tù. Hình phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù.

Đối với trường hợp có hành vi trộm cắp tài sản giá trị dưới 2 triệu đồng và không thuộc dấu hiệu tại điểm a, b, c, d, đ nêu trên thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thay vào đó sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ- mức xử phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp tài sản từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng.

Nếu bạn đang có những vướng mắc liên quan đến hành vi trộm cắp tài sản và cần được giải đáp cụ thể về hành vi vi phạm, lỗi, khung hình phạt và các quy định khác liên quan đến hành vi trộm cắp tài sản hãy liên hệ Văn phòng luật sư Hoàng Gia để được giải đáp ngay.

RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH HÀNG!
 Mọi thông tin vui lòng liên hệ: 

  • VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HOÀNG GIA
  • Hotline: 0948104924 – 0963090968
  • Facebook: Luật sư Bến Tre – Văn phòng Luật sư Hoàng Gia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *