LY HÔN VỚI NGƯỜI ĐANG Ở NƯỚC NGOÀI NHƯ THẾ NÀO?

Ngày nay, việc người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài không phải điều hiếm gặp. Khi cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được… một bên có thể yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, nếu một trong hai bên đang ở nước ngoài thì thủ tục ly hôn đơn phương sẽ thế nào?

1. Tòa án có thẩm quyền

Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BL TTDS) Thẩm quyền giải quyết các vụ án ly hôn khi có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

2. Hồ sơ ly hôn

Để thực hiện việc ly hôn có yếu tố nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

 – Đơn xin ly hôn 

 – Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 – Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; Hộ khẩu (bản sao chứng thực).

 – Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con).

 – Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

3. Các bước thực hiện thủ tục ly hôn 

Bước 1: Nộp hồ sơ hợp lệ về việc xin ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền.

Bước 2: Trong thời hạn 7-15 ngày, Tòa án kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án sẽ gửi thông báo tạm ứng án phí.

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án.

Bước 4: Tòa án mở phiên hòa giải tại tòa và tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa theo thủ tục sơ thẩm.

Qua thực tiễn xét xử, có rất nhiều trường hợp ly hôn nhưng nguyên đơn chỉ cung cấp được địa chỉ nơi cư trú cuối cùng ở Việt Nam mà không cung cấp được địa chỉ hiện người này đang ở nước ngoài. Do đó, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn 253 hướng dẫn cụ thể:

Trường hợp người Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người Việt Nam ở nước ngoài và chỉ cung cấp được địa chỉ nơi cư trú cuối cùng ở Việt Nam của bị đơn mà không cung cấp được địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài, nếu thông qua thân nhân của bị đơn mà có căn cứ để xác định họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án cũng như không thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Tòa án thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Tòa án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử, Tòa án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng”.

Nếu có bất cứ thắc mắc cần được hỗ trợ tư vấn pháp luật miễn phí hoặc đăng ký dịch vụ pháp lý, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Văn phòng Luật sư Hoàng Gia để được hỗ trợ và giải đáp.  

RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH HÀNG!
 Mọi thông tin vui lòng liên hệ: 

  • VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HOÀNG GIA
  • Hotline: 0948104924 – 0963090968 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *