Từ ngày 1-7-2021, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chính thức vận hành, mức trợ cấp xã hội hàng tháng tăng mạnh…
- Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Cư trú 2020
- 10 điểm mới về hợp đồng lao động có hiệu lực từ 01/01/2021
Từ 1-7-2021, nhiều văn bản pháp luật mới liên quan đến cư trú, BHYT… sẽ chính thức có hiệu lực và mang lại nhiều lợi ích cho người dân.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chính thức vận hành
Công văn 4011 của Văn phòng Chính phủ đã nêu rõ về việc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẵn sàng vận hành chính thức vào ngày 01-7-2021. Khi đó người dân ngồi ở nhà hay bất cứ đâu vẫn có thể thực hiện được các việc như:
– Đề nghị cấp đổi thẻ CCCD.
– Thủ tục khai báo tạm vắng để tránh bị xóa hộ khẩu.
– Nộp hồ sơ đăng ký cư trú…
Theo hướng dẫn tại Thông tư 59/2021 (có hiệu lực từ 1-7) thì người dân có thể thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ CCCD gắn chíp tại nơi tạm trú mà không cần phải về quê qua cổng dịch vụ công.
Cũng từ thời điểm này, người dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân hoặc thông quan cổng dịch vụ công để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú.
Có thể thấy khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vận hành, người dân có thể tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian.
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng tăng mạnh
Tại Nghị định 20/2021, Chính phủ đã chính thức tăng mạnh mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 1-7 là 360.000 đồng/tháng, tăng 90.000 đồng/tháng (so với mức hiện hành là 270.000 đồng/tháng). Theo đó, mức trợ cấp xã hộ hàng tháng được tính như sau:
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng = Mức chuẩn trợ cấp xã hội x Hệ số
Nghị định 20/2021 cũng bổ sung thêm nhiều đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Cụ thể các đối tượng mới gồm:
– Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định (gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
– Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn
– Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
– Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được cấp thẻ BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT.
Như vậy từ 1-7, sẽ có them nhiều đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hang thàng và mức trợ cấp cũng được tăng lên.
Bỏ quy định phân biệt về điều kiện thường trú
Theo khoản 3 Điều 20 của Luật Cư trú 2020, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng hai điều kiện sau đây:
Thứ nhất, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó.
Thứ hai, nơi ở thuê, ở nhờ bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do HĐND cấp tỉnh quy định và không thấp hơn 8 m2 sàn/người.
Hiện, theo Luật Cư trú năm 2006, chỉ có công dân đăng ký thường trú tại nơi ở thuê, ở nhờ tại TP trực thuộc trung ương mới cần đáp ứng về diện tích nhà ởtối thiểu.
Như vây, khi Luật cư trú 2020 có hiệu lực, điều kiện đăng ký thường trú cho người ở thuê, ở nhờ được áp dụng thống nhất trên cả nước.